Bắc Nam

Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP)

Trước những khó khăn thách thức và những yêu cầu thực tiễn đặt ra, áp dụng VietGAP là giải pháp và hướng đi tất yếu. Ngày 05/7/2011 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký Quyết định số 1503 /QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam gọi tắt là VietGAP (dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices). Nội dung Quy phạm gồm 4 phần, cụ thể gồm: Các yêu cầu chung; Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; Quản lý sức khỏe động vật thủy sản; Bảo vệ môi trường và các khía cạnh kinh tế - xã hội.
Trong Quy phạm thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam đã đưa ra được các nội dung kiểm soát và chuẩn mực tuân thủ khá rõ ràng, chặt chẽ và cụ thể, tạo cơ sở pháp lý, khoa học để người nuôi áp dụng trong thực tiễn và thuận lợi cho cơ quan chức năng Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện.
Về yêu cầu chung, những nguyên tắc về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý sức khỏe động vật thủy sản và bảo vệ môi trường, theo đó quy phạm nhấn mạnh người nuôi phải có các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất; có báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định;  Phải có hồ sơ về tọa độ địa lý và sơ đồ vị trí từng ao nuôi. Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản và được tham chiếu theo tọa độ VN2000 hoặc có văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về khu vực nuôi đó là hợp pháp hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
    Ngoài ra cần có hồ sơ ghi chép phải đầy đủ thông tin về quá trình sản xuất đến khi thu hoạch tại tất cả các ao nuôi và các hoạt động khác liên quan của cơ sở nuôi bao gồm:
 
1) Hồ sơ mua hàng: bao gồm hợp đồng, hóa đơn mua hàng, ghi chú về từng sản phẩm nhập vào và biên bản kiểm tra hàng nhập.
2) Hồ sơ lưu kho các vật tư liên quan đến hoạt động sản xuất và lưu kho hàng năm.
3) Hồ sơ sản xuất từ khâu cải tạo ao nuôi đến khâu thu hoạch (bao gồm nhật ký từng ao nuôi). Hồ sơ này phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin mà VietGAP yêu cầu.
 
    Trong trường hợp cơ sở nuôi chỉ xin đăng ký cấp chứng nhận VietGAP cho một phần của sản phẩm thì phải có hệ thống phân biệt chứng minh được các sản phẩm được cấp chứng nhận VietGAP và không được chứng nhận VietGAP. Việc di chuyển động vật thuỷ sản nuôi bên trong cơ sở nuôi, từ ngoài vào hoặc từ trong ra phải lưu vào hồ sơ và truy xuất được.
Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên tắc nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Về Quản lý sức khỏe động vật thủy sản, nguyên tắc nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất.
Về bảo vệ môi trường, nguyên tắc là hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của Nhà nước và các cam kết Quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản.
    VietGAP đang là kỳ vọng của nuôi trồng thủy sản việt Nam, được xây dựng hài hòa và từng bước phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên, để áp dụng VietGAP thành công đối với nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cần có sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình, tự nguyện của người dân trực tiếp tham gia nuôi trồng trong vùng áp dụng VietGAP, sự quan tâm tạo điều kiện từ phía các Bộ ngành, chính quyền địa phương các cấp :
    
Phan Hữu Thặng- Chi cục QLCL Nông lâm sản và thuỷ sản

Bài viết liên quan

Hình ảnh công ty 1

Hình ảnh công ty 2

Hình ảnh công ty 3

Hình ảnh công ty 5

Hình ảnh công ty 4

Hình ảnh công ty 6

0901 349 349